Scholar Hub/Chủ đề/#hút thai/
Hút thai là phương pháp phá thai phổ biến, nhằm loại bỏ thai nhi khỏi tử cung bằng ống hút. Phát triển từ giữa thế kỷ 20, phương pháp này đã trở nên an toàn hơn với tiến bộ kỹ thuật và pháp luật chặt chẽ. Quy trình thực hiện bởi bác sĩ sản phụ khoa, thường kéo dài 10-15 phút, gồm sử dụng thuốc gây tê và ống hút loại bỏ túi thai. Lợi ích gồm thời gian phục hồi nhanh, ít biến chứng, nhưng cũng có rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương. Quy định pháp lý về hút thai khác nhau giữa các quốc gia. Việc tư vấn y tế trước khi thực hiện rất quan trọng để hiểu rõ quy trình và rủi ro.
Giới Thiệu về Hút Thai
Hút thai là một trong những phương pháp phá thai phổ biến được sử dụng trên toàn thế giới. Đây là một thủ thuật y tế nhằm loại bỏ thai nhi khỏi tử cung bằng cách sử dụng ống hút. Quá trình này thường được thực hiện trong các cơ sở y tế có chuyên môn và có thể được áp dụng trong những tuần đầu của thai kỳ.
Lịch Sử Phát Triển
Phương pháp hút thai đã tồn tại từ giữa thế kỷ 20 và đã trải qua nhiều cải tiến cả về kỹ thuật lẫn công nghệ. Ban đầu, các thủ thuật phá thai không được kiểm soát chặt chẽ và thiếu an toàn. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học và pháp luật ngày càng chặt chẽ hơn, phương pháp này đã trở nên an toàn hơn và hiệu quả hơn.
Quy Trình Thực Hiện
Hút thai thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa. Quy trình này bao gồm việc sử dụng thuốc gây tê hoặc gây mê cục bộ, sau đó một ống hút nhỏ được đưa qua cổ tử cung để loại bỏ túi thai khỏi tử cung. Thủ thuật này thường chỉ kéo dài từ 10 đến 15 phút và bệnh nhân có thể cần nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn sau khi hoàn tất.
Lợi Ích và Rủi Ro
Hút thai có một số lợi ích như thời gian phục hồi nhanh chóng, khả năng ít gây biến chứng và có thể được thực hiện sớm trong thai kỳ. Tuy nhiên, như bất kỳ thủ thuật y tế nào khác, nó cũng có những rủi ro, bao gồm nhiễm trùng, chảy máu hoặc tổn thương tử cung. Do đó, việc tư vấn y tế kỹ lưỡng trước khi thực hiện là vô cùng quan trọng.
Quy Định Pháp Lý
Các quy định pháp lý về hút thai khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia. Nhiều quốc gia có luật pháp nghiêm ngặt về thời điểm và điều kiện mà hút thai có thể được thực hiện. Trong khi đó, một số quốc gia khác có cách tiếp cận cởi mở hơn với việc phá thai, coi đó là quyền của phụ nữ đối với sức khỏe sinh sản của mình.
Kết Luận
Hút thai là một thủ thuật y tế quan trọng cho phép phụ nữ kiểm soát sinh sản của mình một cách an toàn khi được thực hiện trong điều kiện y tế thích hợp. Như với bất kỳ quyết định y tế quan trọng nào, người phụ nữ nên tìm kiếm tư vấn y tế chuyên nghiệp để đảm bảo hiểu rõ về quy trình, các lựa chọn thay thế, cũng như các rủi ro và lợi ích liên quan.
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ Ở THAI NHI TĂNG KHOẢNG SÁNG SAU GÁY Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi tăng khoảng sáng sau gáy. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu những thai phụ mang thai được chọc ối vì tăng khoảng sáng sau gáy từ 2.5 mm trở lên và đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 2720 trường hợp phân tích trong 6 năm từ 2015 đến 2020. Chúng tôi hồi cứu từ dữ liệu lưu trữ tất cả các thai phụ mang đơn thai được thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể ở quý 2 thai kỳ và có khoảng sáng sau gáy trên 2.5 mm. Kết quả nghiên cứu: Sau khi xét nghiệm NST cho 2720 thai nhi tăng KSSG, tuổi mẹ trung bình là 29.19 (từ 17-46 tuổi), chiều dài đầu mông trung bình là 66.9 mm (từ 45-84mm). Nhiễm sắc thể đồ bất thường ở 560 thai nhi (20.6%). Dạng bất thường hay gặp là trisomy 21 (55%), trisomy 18 (11.2%), trisomy 13 (3.9%), XO (2.7%). Kết luận: Ở thai nhi tăng khoảng sáng sau gáy, bất thường trisomy 21 chiếm 55% hay gặp nhất, bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể chiếm 22.5%. Tuổi mẹ càng lớn làm tăng nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
#Dịch ối #nhiễm sắc thể #chọc hút dịch ối #bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.
Thái độ xử trí thai làm tổ vết mổ cũ dựa trên hình ảnh siêu âm tại Khoa Phụ ngoại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/2021 - 6/2021 Mục tiêu: Đánh giá thái độ xử trí thai làm tổ vết mổ cũ dựa trên hình ảnh siêu âm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 67 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán thai làm tổ vết mổ cũ tại Khoa Phụ Ngoại.
Kết quả: Trong số 67 trường hợp thai làm tổ vết mổ cũ, số bệnh nhân đã mổ lấy thai 1 lần: 15/67 (22,4%) và ≥ 2 lần: 52/67 (77,6%). Xử trí ban đầu là: hút thai đơn thuần: 29,9%, hút thai kết hợp bóng chèn: 43,3% và 19,4% chỉ định phẫu thuật. Tỷ lệ thành công của nhóm hút đơn thuần là 100%, và của hút thai phối hợp đặt bóng chèn là 82,8%, có 5 trường hợp thất bại chuyển phẫu thuật. Tỷ lệ thành công của các trường hợp phẫu thuật đạt 100%, không có trường hợp nào phải cắt tử cung.
Kết luận: Xử trí sớm các trường hợp thai ở sẹo mổ cũ lấy thai khi chẩn đoán được. Kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị dựa vào hình ảnh siêu âm để đạt hiệu quả cao nhất. Siêu âm đường bụng nhịn tiểu là phương pháp giúp chẩn đoán thai làm tổ vết mổ cũ hiệu quả.
#Thai làm tổ vết mổ cũ #rau cài răng lược #hút thai
The study of abortion up to 12 week of gestation at the Counseling Center Reproductive Health and Family Planning of NHOG 2013 Mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm nhân trắc học của phụ nữ đi phá thai. 2. Xác định tỷ lệ phụ nữ đã sử dụng BPTT và lý do thất bại . Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng: tất cả các phụ nữ phá thai đến hết 12 tuần tại TT tư vấn SKSS – KHHGĐ BV PSTW năm 2013, loại trừ thai lưu và thai bất thường, với cỡ mẫu thuận tiện n = 5618. Kết quả: Độ tuổi phá thai nhiều nhất từ 18 – 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 83%. Phụ nữ đã kết hôn chiếm 71,6%, chưa kết hôn 28,4%. Tuổi thai khi phá thai phần lớn đến hết 8 tuần là 89%, tuổi thai từ 9 - 12 tuần là 11%. Đa số phụ nữ lựa chọn hút thai chiếm 93%, 7% phá thai bằng thuốc. Phụ nữ chưa sinh con phá thai chiếm 31%, đã sinh con chiếm 69%.Điều đáng quan tâm là 45% tổng số phụ nữ phá thai không sử dụng BPTT. Lý do thất bại của việc sử dụng BPTT dẫn đến có thai ngoài ý muốn là sử dụng không đúng hướng dẫn. Kết luận: Phần lớn phụ nữ phá thai ở tuổi thai đến 8 tuần, gần một nửa phụ nữ không áp dụng BPTT.
#chửa ngoài tử cung #biện pháp tránh thai #hút thai chân không #phá thai bằng thuốc
Đánh giá thực trạng phá thai đến hết 12 tuần tuổi tại trung tâm tư vấn SKSS – KHHGĐ, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, năm 2013 Mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm nhân trắc học của phụ nữ đi phá thai. 2. Xác định tỷ lệ phụ nữ đã sử dụng BPTT và lý do thất bại . Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng: tất cả các phụ nữ phá thai đến hết 12 tuần tại TT tư vấn SKSS – KHHGĐ BV PSTW năm 2013, loại trừ thai lưu và thai bất thường, với cỡ mẫu thuận tiện n = 5618. Kết quả: Độ tuổi phá thai nhiều nhất từ 18 – 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 83%. Phụ nữ đã kết hôn chiếm 71,6%, chưa kết hôn 28,4%. Tuổi thai khi phá thai phần lớn đến hết 8 tuần là 89%, tuổi thai từ 9 - 12 tuần là 11%. Đa số phụ nữ lựa chọn hút thai chiếm 93%, 7% phá thai bằng thuốc. Phụ nữ chưa sinh con phá thai chiếm 31%, đã sinh con chiếm 69%.Điều đáng quan tâm là 45% tổng số phụ nữ phá thai không sử dụng BPTT. Lý do thất bại của việc sử dụng BPTT dẫn đến có thai ngoài ý muốn là sử dụng không đúng hướng dẫn. Kết luận: Phần lớn phụ nữ phá thai ở tuổi thai đến 8 tuần, gần một nửa phụ nữ không áp dụng BPTT.
#chửa ngoài tử cung #biện pháp tránh thai #hút thai chân không #phá thai bằng thuốc
Những nhân tố tạo nên sự thu hút khách du lịch ở Bangkok - Thái Lan Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 48 - Trang 46-54 - 2017
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá những nhân tố tạo nên sự thu hút khách du lịch đến Bangkok. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 145 khách du lịch quốc tế đến Bangkok bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có sáu nhân tố ảnh hưởng đến sự thu hút khách du lịch ở Bangkok theo thứ tự giảm dần là: “Tài nguyên du lịch”, “Cở sở hạ tầng”, “Hoạt động mua sắm và giải trí”, “Quảng bá và xúc tiến du lịch”, “Nguồn nhân lực”, “Ẩm thực”.
#Nhân tố thu hút #Thành phố Bangkok #Khách du lịch
Hiệu quả của hút dịch ứ đọng buồng tử cung sớm ở bệnh nhân chuyển phôi trữ có khuyết tại vết mổ lấy thai cũ Đặt vấn đề: Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) được thực hiện đầu tiên tại Việt nam vào năm 1998. Cho đến nay, Việt nam đã có 26 trung tâm hỗ trợ sinh sản trong cả nước với hơn 2000 trẻ ra đời hàng năm từ chương trình TTTON. Đa số các trường hợp TTTON chấm dứt thai kỳ bằng mổ lấy thai. Khuyết tại vị trí vết mổ lấy thai cũ gây khó khăn cho lần mang thai sau đăc biệt những trường hợp phải chuyển phôi trữ đông vì tình trạng ứ dịch buồng tử cung đồng thời nội mạc tử cung kém phát triển.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ hủy chu kỳ chuẩn bị nội mạc tử cung ở bệnh nhân có khuyết tại vị trí vết mổ lấy thai cũ có chuyển phôi trữ đông.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca, trong thời gian từ 01/2016 đến 01/2019, 36 trường hợp có khuyết tại vị trí vết mổ lấy thai cũ chuẩn bị chuyển phôi đông tại bệnh viện Hùng vương thỏa tiêu chí nhận mẫu.
Kết quả: 36 trường hợp tham gia nghiên cứu với tuổi trung bình 37±2 tuổi, 30,5% sống tại thành phố Hồ Chí Minh. 15/36 (41,7%) có tiền căn mổ lấy thai trước đó ở các bệnh viện ngoài thành phố Hồ Chí Minh, 33/36 (91,7%) có tiền căn mổ lấy thai vì thai thụ tinh trong ống nghiệm. Tất cả 36 trường hợp đều được hút dịch sớm từ ngày thứ 7 của chuẩn bị nội mạc tử cung, có 22/36 (61,1%) hút dịch lần thứ hai vào ngày 14 của chuẩn bị nội mạc tử cung và 5/36 (13,9%) hút dịch lần 3 vào ngày 21 của chuẩn bị nội mạc tử cung. Trong 36 trường hợp tham gia nghiên cứu, có 05 trường hợp không thỏa tiêu chí chuyển phôi nên hủy chu kỳ, với tỉ lệ hủy chu kỳ là 5/36 (13,8%) thấp hơn nhiều so với can thiệp trước đây chỉ dùng kháng sinh và kháng viêm (40%). Tỉ lệ có thai đạt 16/31 (51,6%) và tỉ lệ thai lâm sàng đạt 14/31 (45,2%) tương đương tỉ lệ thai và thai lâm sàng chung của chuyển phôi trữ tại khoa Hiếm muộn bệnh viện Hùng vương.
Kết luận: Hút dịch buồng tử cung sớm trong chuẩn bị nội mạc tử cung ở bệnh nhân chuyển phôi đông có khuyết tại vị trí có vết mổ lấy thai cũ giúp giảm tỉ lệ hủy chu kỳ và tăng tỉ lệ có thai và thai lâm sàng ở nhóm bệnh nhân này nhưng cũng cần nghiên cứu mạnh hơn trong tương lai.
#Khuyết tại vị trí có vết mỗ lấy thai cũ #hút dịch buồng tử cung.
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN CHẢY MÁU SAU HÚT CHỬA TRÊN SẸO MỔ LẤY THAI Sau hút chửa trên SMLT xuất hiện khối máu tụ-rau dẫn tới rong huyết, băng huyết. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh chảy máu do khối máu tụ - rau sau hút chửa trên SMLT tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020-2021. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang tiến cứu. Kết quả: 32 trường hợp rong huyết và băng huyết có khối máu tụ-rau sau hút chửa trên SMLT. 100% bệnh nhân thiếu máu, khối máu tụ-rau có kích thước < 4cm chiếm 75%. Độ dày cơ tử cung > 2m chiếm 75% trường hợp. Kết luận: khối máu tụ-rau dẫn tới tình trạng rong huyết kéo dài là chủ yếu, kích thước nhỏ dưới 4 cm và độ dày của cơ > 2mm là đặc điểm chính của khối.
#khối máu tụ-rau #hút #chửa trên SMLT
Nghiên cứu chọc hút dịch ối chẩn đoán thai nhi nhiễm virus rubella bằng kỹ thuật PCR – realtime tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2011- 2012 Mục tiêu: Đánh giá kết quả chọc hút dịch ối bằng kỹ thuật PCR- Realtime với kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch máu cuống rốn nhằm chẩn đoán thai nhi nhiễm rubella, đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật PCR- Realtime. Phương pháp: mô tả cắt ngang ở phụ nữ mang thai nhiễm rubella ở tuổi thai 6 - 18 tuần và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Kết quả: tất cả các trường hợp chọc ối chẩn đoán thai nhi nhiễm virus rubella bằng kỹ thuật PCR-Realtime đều có kết quả chính xác cao so với kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch máu cuống rốn thai nhi. Độ nhạy của phương pháp chọc ối PCR- Realtime đạt kết quả cao 94,9%, độ đặc hiệu là 100%, độ chính xác của phương pháp PCR dịch ối với xét nghiệm máu cuống rốn IgM là 98,0%. Kết luận: Kết quả chọc dịch ối bằng kỹ thuật PCR- Realtime có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao. Nên áp dụng kỹ thuật PCR- Realtime xét nghiệm dịch ối để chẩn đoán xác định thai nhi nhiễm rubella cho tất cả các thai phụ nhiễm rubella.
#Se: độ nhạy #Sp: độ dặc hiệu #Ac: độ chính xác
GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC TNU Journal of Science and Technology - Tập 227 Số 17 - Trang 154 - 161 - 2022
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo đa chiều và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều, đồng thời chỉ ra nguyên nhân giảm nghèo chậm ở một số nhóm dân tộc thiểu số, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp định lượng để tìm hiểu dữ liệu về hộ nghèo người dân tộc thiểu số và phương pháp định tính để tìm hiểu về nguyên nhân nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên giảm từ 6,0% năm 2016 xuống còn 3,37% năm 2021. Tuy nhiên, một cú sốc nhỏ cũng có thể làm cho hộ mới thoát nghèo lại trở thành hộ nghèo bởi đồng bào chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lao động giản đơn nên dễ bị ảnh hưởng bởi những biến đổi của thiên tai, dịch bệnh. Do đó, để giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các dân tộc thiểu số cần phải tiếp tục có những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế.
#Multidimensional poverty #Ethnic minorities #Deficiency index #Reality #Quality of life
Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá ở nam thanh niên từ 15-24 tuổi, tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá ở nam thanh niên từ 15 – 24 tuổi sống tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đã có 330 người tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy: 19,09% nam thanh niên đang hút thuốc lá; tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động là 59,62%. Tỷ lệ thanh niên có kiến thức đúng về các tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe 56,97%, nhưng đối tượng có kiến thức đúng về các tác hại của hút thuốc lá thụ động chiếm tỷ lệ thấp 17,58%, và 65,15% hoàn toàn không biết về quy định xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa nghề nghiệp với hành vi hút thuốc lá, hiểu biết về quy định xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng, và hút trên 10 điếu thuốc/ngày; cũng như mối liên quan giữa hành vi hút thuốc lá và gia đình có người thân hút thuốc.
#kiến thức #thái độ #thực hành #hút thuốc lá #hút thuốc thụ động